logo (30)

Không khó để tham gia vào thị trường Dropship, nhưng lại rất khó để thành công, đặc biệt là với những người mới. Vậy đâu là những “cái bẫy” mà người mới làm Dropship thường sa lầy?

Trong bài viết này ta sẽ điểm qua những sai lầm phổ biến mà người mới làm Dropship thường hay mắc phải đồng thời cũng đưa ra một vài lời khuyên để giúp bạn vượt qua những rào cản ấy.

-> Giải pháp: Bạn nên đặt mục tiêu thực tế và hạn chế kì vọng của mình ở mức chấp nhận được, để tránh việc đứt gánh trước khi thực sự thu về được lợi ích.

-> Giải pháp: Nếu có thể, bạn nên làm hợp đồng ký tá hẳn hoi. Trong trường hợp nhà sản xuất có thương hiệu, bạn cũng nên hỏi họ thật kỹ về việc uỷ quyền trở thành nhà phân phối hoặc đại lý bán lẻ của họ tại thị trường mà mình nhắm đến.

-> Giải pháp: Với những người chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh và am hiểu thị trường, tốt nhất, chỉ nên chọn 1 loại sản phẩm duy nhất, hoặc chọn một vài sản phẩm cùng ngách với nhau. Khi đó, bạn có thể tập trung thời gian và công sức để tiếp cận và chinh phục duy nhất một tệp khách hàng.

-> Giải pháp: Không nên bắt đầu kinh doanh bất cứ thứ gì chỉ dựa vào “cảm giác” hay “phỏng đoán”. Tất cả các quyết định đều cần phải đưa ra dựa trên dữ liệu/các con số. Với quy mô kinh doanh nhỏ, bạn không nhất thiết phải thực hiện những nghiên cứu thị trường tốn kém, một vài công cụ miễn phí như Google trend, hoặc các sàn thương mại điện tử ở địa phương.

-> Giải pháp: Hãy làm rõ mọi việc ngay từ đầu, đề ra một hợp đồng nguyên tắc chặt chẽ với cả hai bên. Đồng thời, hãy luôn chuẩn bị cho mình một Plan B để không bao giờ phải rơi vào thế bị động.

-> Giải pháp: Ngay từ đầu nên xác lập đúng vai trò của các bên trong mối quan hệ làm ăn là win – win. Từ đó hai bên có thể hiểu rõ hoàn cảnh của nhau để đưa ra những phương án xử lý tốt nhất. Nhiều khi chẳng mất gì khi bày tỏ thiện chí, nhưng thứ bạn nhận lại được là những ưu đãi đặc biệt (chút đỉnh) từ phía nhà sản xuất như giảm giá, hoặc ưu tiên giao hàng.

-> Giải pháp: Trước khi lao vào cuộc đua giá, bạn hãy cân nhắc thật kỹ, chỉ tham gia khi bạn tự tin rằng mình có đầy đủ kinh nghiệm và kỹ năng để vẫn duy trì kinh doanh khi không có bất kì chính sách giảm giá nào.

> Giải pháp: Website của bạn nên bao gồm các yếu tố: Ảnh sản phẩm đẹp, thông tin rõ ràng về sản phẩm, tích hợp trực tiếp tính năng thanh toán. Các tính năng này đều được trang bị sẵn ở các nền tảng xây dựng gian hàng trực tuyến như WooCommerce hay Shopify, nên bạn có thể trang bị cho website của mình mà không tốn quá nhiều chi phí. Hoặc bạn có thể sử dụng các nền tảng xây dựng landing page cho sản phẩm, với các chức năng cơ bản, mẫu template có sẵn phong phú, đẹp mắt, và tính năng tạo trang thanh toán online tiện lợi như LadiPage.

-> Giải pháp: Hãy sử dụng những biện pháp bền vững, phát triển nội dung để tăng giá trị cho website và nhận đánh giá tốt của Google.

Trên đây chúng ta đã cùng điểm lại những sai lầm phổ biến của người mới làm Dropship. Tránh để sập bẫy, tuân thủ các nguyên tắc của cuộc chơi và làm theo lời khuyên từ những người đi trước là cách tốt nhất để đem đến thành công cho bạn trong ngành này. Chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích nhé!

Đọc tiếp: Chiến lược giá cho kinh doanh dropshipping

Biên tập: Antalia

Vui lòng dẫn nguồn link ECOMME khi chia sẻ bản dịch ~ From ECOMME with LOVE!