Thị trường thương mại điện tử thế giới nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng đang ngày càng phát triển. Hầu hết nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng kinh doanh truyền thống sang kinh doanh online hoặc là kết hợp hai hình thức. Theo các báo cáo thì doanh thu trực tuyến dự kiến sẽ tăng trong 5 năm tới. Đâu là các xu hướng sắp tới bạn đã biết chưa? Hãy cùng xem qua bài viết này để nắm rõ thực trạng của thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam nhé!
1. Tổng quan thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam
Dự kiến đến năm 2025, quy mô ước tính của thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt 39 tỷ USD và đứng vị trí lớn thứ hai tại Đông Nam Á.
Hiện nay theo báo cáo toàn cảnh vào nữa đầu năm 2022 kinh doanh sàn thương mại điện tử ở Việt Nam đang trở thành thị trường ở vị trí thứ hai xếp sau Indonesia.
Hai năm hứng chịu ảnh hưởng của đại dịch, ngành TMĐT Việt Nam vẫn tiếp tục bùng nổ.
Mức độ phát triển của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam được xem là khá mạnh. Theo báo cáo của Statista, con số phát triển của toàn cầu là 16,24% năm 2021 và dự kiến sẽ bức phá lên 24,5% năm 2025. Còn ở Việt Nam, vào năm 2021 là hơn 20% quy mô là 16 tỷ USD. Đến năm 2025, tốc độ phát triển của thương mại điện tử ở nước ta có thể lên đến 29%, đạt 39 tỷ USD.
Thị phần thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam
Có thể thấy các thông số báo cáo 4 sàn thương mại điện tử có thị phần lớn nhất ở Việt Nam là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo. Mỗi sàn ta phân tích như sau:
- Shopee là sàn chiếm thị phần lớn nhất 72% thị phần trong cuối năm 2021 với doanh số 43,12 tỷ đồng
- Thứ 2 là Lazada chiếm 20,9% thị phần, doanh số tương đương lên đến 12,54 tỷ đồng
- Còn Sendo và Tiki chiếm thị phần thấp nhất bỏ xa hai đối thủ phía trên.
Chi tiêu thương mại điện tử theo ngành hàng
Báo cáo “Digital in Vietnam 2021”cho ta thấy được chi tiêu của từng ngành hàng trong các năm. Trong đó, ngành hàng chi nhiều nhất chính là du lịch, vận tải lên đến 3,18 tỉ đô. Đứng sau đó là ngành hàng điện tử chiếm 1/2 của ngành dẫn đầu, doanh thu đặt 1,57 tỉ đô. Và các ngành còn lại xếp sau đó là thời trang, làm đẹp, nội thất và đồ gia dụng.
Mặc dù, so sánh tốc độ tăng trưởng của các ngành hàng có sự đối lập vì nhóm ngành đạt doanh thu cao nhất nhưng lại là đạt tăng trưởng âm (-40.5%) lý do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Trong khi đó, các ngành hàng còn lại đều đặt mức tăng trưởng khá ấn tượng từ 30%.
Dự báo tương lai thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam
Dự kiến ngành thương mại điện tử Việt Nam cho đến năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng và phát triển mạnh, thúc dẩy cho nền kinh tế đất nước đi lên. Thời điểm này thích hợp với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có chiếc lược và mô hình mới để khôi phục lại nền kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Theo các chuyên gia, sẽ có những cuộc đua khóc liệt dành thị phần vào năm 2022 giữa các ông lớn như: Shopee, Tiki, Lazada và Sendo. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp đang thực hiện nghiên cứ và phát triển các hoạt động thương mại điện tử. Các doanh nghiệp sẽ đầu tư vào công nghệ, nâng cao trải nghiệm khách hàng để thúc đẩy kinh doanh trực tuyến một cách mạnh mẽ.
Các xu hướng nổi bật làm thay đổi thị trường trong những năm sắp tới. Có 3 xu hướng chính:
- Trải nghiệm người dùng cá nhân hóa
- Thanh toán điện tử online
- Kinh doanh thân thiện, bền vững với môi trường
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường thương mại điện tử Việt Nam
Dịch bệnh
Do tác động của dịch bệnh ảnh hưởng vô cùng lớn tới ngành thương mại điện tử. Lần đầu tiên hàng triệu giao dịch chuyển sang hình thức trực tuyên và hàng chục ngàn doanh nghiệp chuyển sáng bán hàng online. Từ đó ngành thương mại điện tử đã nhận được sự ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp bán lẻ.
- Một số danh mục bán lẻ hầu như đã chuyên sang bán hàng trực tuyến 100%
- Một vài lĩnh vực gặp khó khăn như du lịch hay tổ chức sự kiện
- Đối với nhiều nhà bán lẻ, các kênh thương mại điện tử giúp họ tăng doanh thu và phát triển vượt bật.
- Một vài danh mục bán lẻ đã chuyển từ hình thức bán hàng trực tuyến từ 10-20% sang 100% bán trực tuyến.
Dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI)
Vào thời kỳ hiện đại này, các nền công nghệ chắc chắn sẽ có sự thay đổi về ứng dụng để thích nghi thương mại điện tử. Khi bạn nắm được nhiều dữ liệu thì cơ hội bán hàng của bạn ngày được cao.Dữ liệu rất quan trọng để thích ứng với các thay đổi như:
- Hành vi của khách hàng.
- Các nhà cung cấp.
- Đối thủ cạnh tranh.
Ngày càng có nhiều khách hàng trực tuyến nếu đối thủ cạnh tranh của bạn đang sử dụng công cụ để phân tích hành vi người tiêu dùng, còn bạn thì không có gì cả thì tất nhiên khách hàng sẽ thuộc về đối thủ của bạn.
Các sàn TMĐT lớn và doanh nghiện hầu hết được xây dựng dựa trên nguyên tắt kết nối với khách hàng có khả năng mua hàng cao dựa trên dữ liệu. Vì vậy bận nên tận dụng dữ liệu một cách hiệu quả để rút ngắn thời gian và chi phí tìm kiếm khách hàng, giữ chân và thúc đẩy thành công doanh nghiệp.
Kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo đang tới
Trí tuệ nhân tạo là điều mà đã cuất hiện xung quanh của chúng ra nhiều năm qua mà ta không hề hay biết:
- Các quảng cáo xuất hiện trên các kênh đều nhờ một phần thuật toán.
- Công cụ quảng cáo cũng đang đẩy mạnh doanh thu hướng đến việc sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo.
- Tất cả các mạng xã hội phổ biến hiện nay đều sử dụng hệ thống máy học để phân bổ thông tin nội dung.
Máy học trong trường hợp này chỉ có những nhiệm vụ như:
- Khách hàng sẽ thấy được những sản phẩm mà họ có thể mua, thay vì các sản phẩm ngẫu nhiên.
- Xếp hạng các trang để tối ưu hóa lợi nhuận mang lại cho doanh nghiệp.
- Dự đoán xu hướng cho các chiến dịch mua hàng bằng cách quản lý quan hệ khách hàng với bạn.
Cá nhân hóa nội dung và nền tảng thương mại điện tử
Nếu như bạn chỉ sở hữu vài kho hàng nhỏ thì cá nhân hóa thật sự không quan trọng đối với doanh nghiệp. Đối với các kênh lớn như Amazon hay quảng cáo của Google thì vấn đề cá nhân hóa sẽ có các thuật toán giúp bạn. Còn đối với số lượng hàng hóa lớn thì việc kết nối khách hàng với sản phẩm của bạn chỉ khi họ truy cập vào trang web của bạn. Đây là phương pháp giúp bạn tăng doanh thu.
Sự thay đổi hành vi khách hàng
Một trong những sự thay đổi lớn nhất do đại dịch chính là hành vi khách hàng, điều này thể hiện qua các khía cạnh như:
Các thay đổi về danh mục hàng hóa
Có sự thay đổi về hàng hóa thiết yếu như các dụng cụ tập thể dục rại nhà, khẩu trang,.. Và hơn thế, các khả năng dự đoán xu hướng sẽ đem lại hiệu quả tích cực cho bạn.
Sự cởi mở đối với các thương hiệu mới
Nhờ có sự tiếp cận của công nghệ các thương hiệu mới đang được đón nhận nhiều hơn. Từ đó, bạn sẽ tiếp cận được khách hàng tiềm năng, chăm sóc khách hàng và biến đổi thành khách hàng trung thành cho bạn.
Sự nhạy cảm về giá cả
Nhiều thương hiệu đang bị dư thừa hàng hóa quá nhiều, đặc biệt là ngành thời trang. Điều này khá dễ hiểu vì khi chuyển sang thương mại điện tử đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí mặt bằng và nhân công,… Nhờ đó có thể tạo ra nhiều chương trình khuyến mãi với giá cực kỳ sock.
Ưu tiên lựa chọn thương mại điện tử
Khi đã hình thành thói quen mua hàng trên nền tảng thương mại điện tử người mua sẽ không còn lặn lội xa xôi, tốn thời gian di chuyển thay vào đó sẽ mua hàng trực tuyến được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn.
3. Xu hướng thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam
Dưới đây là 4 xu hướng thị trường nổi bật mà bạn cần chú ý:
Thanh toán trực tuyến (qua thẻ, ví điện tử)
Thanh toán trực tuyến ngày nay không còn quá xa lạ mà còn được phổ biến rộng rãi qua nhiều nhìn thức như Momo, ZaloPay,…
Không phủ nhận lợi ích nó đem lại thực sự tiện lợi có thể liên kết thanh toán các sàn thương mại điện tử và các cổng thanh toán khác. Các thanh toán trực tuyến được hưởng rất nhiều ưu đãi, nhiều voucher mã giảm giá, hoàn xu,…
Nổi bật hơn nữa, hiện nay các ví điện tử đều cung cấp tính năng quét mã QR (của người bán hoặc người mua) hoàn toàn hữu ích trong mùa dịch bệnh.
Thương mại điện tử qua mạng xã hội
Lúc trước chúng ta vẫn quen việc mua hàng qua mạng là trên Facebook hay các mạng xã hội khác bằng hình thức nhắn tin, chốt đơn và vận chuyển hàng. Nhưng hình thức này khá bất tiện khiến doanh nghiệp không dễ kiểm soát được nếu số lượng đơn hàng lớn vì vậy mà chuyển sang hình thức mua bán trên cửa hàng trực tuyến thông qua mạng xã hội.
Với xu hướng bán hàng đa kênh các doanh nghiệp có thể bùng nổ thêm khi liên kết bán hàng giữa các kênh mạng xã hội.
Chuyển dịch sang nền tảng di động
Ngày càng nhiều người tiêu dùng sử dụng điện thoải để mua sắm. Ưu điểm lớn của việc này là thông báo đẩy sẽ cho khách hàng thấy được nội dung phù hợp, cần thiết giữ chân khách hàng và biết tới nhiều chương trình khuyến mãi. .
Affiliate Marketing với KOLs
Một hình thức marketing không hẳn mới mà cũng không xa lạ đối với các doanh nghiệp. Để thúc đẩy marketing bỏ ra một số tiền lớn thay vào đó bạn sẽ chi trả % hoa hồng trên doanh thu sản phẩm của bạn. Bằng cách chọn lựa KOLs phù hợp với doanh nghiệp hoặc ngành hàng để hợp tác phát triển sản phẩm.
Tối ưu vận hành và logistics
Bây giờ, doanh nghiệp cần phải quan tâm về chất lượng dịch vụ thay vì nền tảng bán hàng. Đó là yếu tố rất quan trọng cho việc trải nghiệm mua hàng của khách hàng.
Doanh nghiệp phải tối ưu vận hành và logistics bằng các chiến lược xây dựng lưu trữ và vận chuyển hợp lý. FFrrt hàng hóa được chuẩn bị trong thời gian tối ưu tiết kiêm chi phí vận hành.
Kết luận
Tuy thời gian dịch bệnh vừa qua là cơ hội to lớn song nó cũng là thách thức cho các doanh nghiệp hiện nay. Thế nên các doanh nghiệp cần đưa ra cái nhìn chính xác về bước tranh toàn cảnh thị trường và những giải pháp phù hợp với đơn vị của mình, bắt kịp xu hướng thương mại sắp tới.