logo (30)

Những bước đầu tiên để tiến hành một chiến dịch quảng bá thì chúng ta luôn cần nắm rõ insight khách hàng, vậy làm sao để thể hiện với khách hàng rằng chúng ta đã hiểu và có thể đáp ứng được những sự thật ngầm hiểu của họ? BIG idea là đáp án cho câu hỏi này Cùng điểm qua các thông tin về thuật ngữ này.

BIG idea là gì?

Từ “BIG” được định nghĩa là một thứ có sức mạnh to lớn, có ảnh hưởng đáng kể và gây ngạc nhiên. Và “Idea” có thể được hiểu là cách giải quyết mới cho một vấn đề với các nguyên liệu sẵn có. Khi kết hợp hai từ này, ta có BIG idea với định nghĩa là tạo ra một hành động đủ lớn có thể lôi kéo, thu hút hành vi của khách hàng, với mục đích là tạo ra lợi ích lâu dài.

Cho dù BIG idea có khiến khách hàng thích thú “Wow” hay không, thì nó bắt buộc phải là những ý tưởng xuất phát từ insight của khách hàng mục tiêu. BIG idea có thể ví như là lời giải cho bài toán insight, vì thế mà nó là thông điệp bao quát cả chiến dịch quảng bá để thể hiện với khách hàng mục tiêu là “Doanh nghiệp chúng tôi đã biết bạn thực sự cần gì”.

Nửa đầu năm 2020, khi lệnh giãn cách diễn ra, mọi người đề cao việc ở nhà, vì đây là nơi có thể che chở, bảo vệ họ khỏi virus xã hội và bệnh dịch. Vì bối cảnh và insight khách hàng như thế, Sữa đậu nành Fami đã cho ra chiến dịch với ý tưởng lớn là “Nhà là nơi ta nghiện suốt đời”. Idea này theo trend của cộng động mạng từ các nhóm nghiện nhà, nghiện bếp, khách hàng dành nhiều thời gian hơn để thể hiện tình yêu và chăm sóc mái ấm của họ.

Để có được đáp án BIG idea tốt-đúng thì cần đáp ứng 3 yếu tố: Chuyên sâu, bền vững và khả thi.

Công thức tạo nên một ý tưởng lớn

Theo chuyên gia Todd Brown, một BIG idea hoàn chỉnh, dễ tiếp cận khách hàng thì nên theo công thức như sau:

EC x (PP + UM) + II = BIG IDEA

Trong đó

Công thức về BIG idea khá giống công thức toán đại số mà bạn học ở cấp 3 đúng không? Nhưng ý nghĩa của nó rất đơn giản và dễ hiểu hơn toán đại số.

Ý tưởng của bạn là sự thu hút đối với cảm xúc của khách hàng (EC), nó được xây dựng bằng lời hứa chính (PP) và lời hứa được truyền đi bằng cách thức độc đáo (UM).

Ý tưởng của bạn còn hấp dẫn với lý trí với khách hàng (II), nó khiến họ tò mò, thích thú tìm hiểu về một thứ họ cảm thấy rất đáng tin, ngay cả khi không có thành phần (PP) và (UM).

Bây giờ thì bạn đã có một ý tưởng thu hút được cả trái tim và cái đầu của khách hàng khi kết hợp cả công thức mà Todd Brown đưa ra.

Chiến dịch mới đây của Biti’s Cool Kids’ Club “Ngầm đại náo – ngầu rõ chất!” dùng hình ảnh các em học sinh đi học lại sau hè, với lời hứa mang đến sự năng động, nghịch ngợm khi đến trường. Nếu bộ đồng phục là thể hiện của tập thể, thì đôi giày cá tính thể hiện phong cách riêng của mỗi bé, rất cool, hiện đại và bắt kịp trend.

Trình bày một BIG idea đúng cách

Khi chúng ta đã tìm ra được đáp án cho bài toán insight, thì việc trình bày đúng cách để ghi điểm với khách hàng cũng là một phần quan trọng.

Câu thần chú thương hiệu (Brand Mantra) chính là công cụ hiệu quả để trình bày một ý tưởng lớn. Công cụ này được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau như: slogan, tagline, baseline và headline nhưng chỉ với một sứ mệnh duy nhất là truyền tải nội dung chính của BIG idea. Bên cạnh đó, mỗi thương hiệu chỉ nên có một brand mantra để tập trung sự quan tâm, cũng như thấu cảm được khách hàng.

Slogan từ chiến dịch “Rất ngon mà không sợ nóng” – Mì Omachi khi ra mắt thị trường, chọn phân khúc  tầm trung – cao cấp. Nhờ định vị tệp khách hàng như vậy mà Omachi đã mang Masan lợi nhuận khủng. Khi ra mắt mì Omachi vào năm 2012, thị phần sản phẩm trong ngành tăng từ 0% lên 21% và vẫn tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo.


Nguồn tham khảo:

Author: Thuỳ Trân

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của ECOMME, vui lòng dẫn nguồn link bài đầy đủ khi chia sẻ~ From ECOMME with LOVE!