Hemingway là một nhà báo, tiểu thuyết gia và là một nhà văn truyện ngắn người Mỹ có lối viết ngắn gọn và không thể bắt chước, có ảnh hưởng đến toàn bộ thế hệ các nhà văn thể loại giả tưởng.
Stephen King là một nhà văn đạt đến đỉnh cao với nhiều tác phẩm sách bán được hàng trăm triệu bản, rất nhiều trong số đó đã được chuyển thể thành phim và truyện tranh. A.J. Jacobs là một nhà báo, giảng viên và biên tập viên cho tạp chí Esquire. Bạn biết tất cả những nhà văn thành công này có điểm chung gì không?
Một phương pháp viết được rèn giũa.
Hemingway, King, và Jacobs không chỉ viết ra giấy bất cứ khi nào họ thích. Nếu họ làm vậy, họ sẽ không trở thành nhà văn vĩ đại và chúng ta sẽ không bao giờ biết biết đến đến họ.
Hemingway luôn viết vào buổi sáng, ngay khi mặt trời mọc. Stephen King viết 2.000 từ một ngày, dù mưa hay nắng. Jacobs viết ra các dàn ý chi tiết hơn bao giờ hết cho cuốn sách của mình khi buồn chán.
Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành một nhà văn vĩ đại, đừng tập trung vào những tác phẩm tuyệt vời. Tập trung vào việc tạo lập và gắn bó với một phương pháp viết hay.
Ba phần của một phương pháp viết
Bước 1. Thu thập tài liệu
Bước 2. Viết
Bước 3. Trau dồi kỹ năng của bạn
Phương pháp viết của tôi: Một ví dụ điển hình
Viết phương pháp của bạn ra nào!
3 Bước của một phương pháp viết
Một phương pháp viết tốt bao gồm những gì? Ba điều sau:
- Thu thập tài liệu
- Viết
- Rèn giũa kỹ năng của bạn
Ba thành tố này có kết nối với nhau, nhưng chúng cũng tách biệt, giống như một chiếc kiềng ba chân vậy. Bạn cần cả ba để tạo ra một nền nền tảng vững chắc giúp bạn trở thành một cây viết thực thụ sau này.
Bước 1. Thu thập tài liệu
Bạn không thể viết nếu không có gì để viết về. Mọi nhà văn đều cần tài liệu. Và may mắn cho chúng ta, tài liệu viết gần như là vô hạn! Bạn chỉ cần biết thu thập nó ở đâu và như thế nào.
Nơi thu thập tài liệu viết
- Khai thác cuộc sống của bạn để tìm kiếm ý tưởng — Xem qua nhật ký, tĩnh tâm suy nghĩ vì ý tưởng luôn ở sẵn trong tâm thức của bạn, v.v (nếu bạn không có nhật ký, hãy thử viết một quyển xem!)
- Tìm hiểu cuộc sống của người khác để tìm ý tưởng — nói chuyện với người thân, bạn bè xung quanh bạn và hỏi họ các câu hỏi thú vị. Nghe này, để tâm thực sự nhé. Điều này không chỉ giúp bạn nghĩ ra ý tưởng để viết, nó còn cải thiện mối quan hệ của bạn với người khác (mọi người thích nói về bản thân, và chắc chắn không có đủ người để lắng nghe tất cả các câu chuyện của họ).
- Đọc thật nhiều sách báo.
- Để mắt đến những chuyện hay ho diễn ra hàng ngày. (Ví dụ như: Tôi may mắn có những giáo viên hài hước hồi trung học, và tôi đã viết tất cả những câu chuyện cười của họ vào cuốn sổ tay của mình. Một số sự cố đã tạo cảm cảm hứng cho tôi viết nên những câu chuyện nửa thật nửa giả.)
- Dõi theo các tác giả khác và xem họ đang viết về vấn đề gì (đừng sao chép tác phẩm của họ, chỉ dùng ý tưởng của họ để kích hoạt ý tưởng của chính bạn).
- Hẹn hò với “những khán giả lý tưởng”, tức là những đối tượng bạn muốn hướng đến hoặc viết về. Bạn có thể thực hiện điều này trực tiếp, hoặc bằng cách dạo quanh các diễn đàn/không gian trực tuyến nơi những người này tụ tập một cách tự nhiên.
- Hãy đọc bình luận của mọi người về tác phẩm của bạn và các tác giả khác. Họ sẽ cho bạn biết thứ độc giả quan tâm đến cũng như thắc mắc điều gì.
Cách thu thập tài liệu viết
- Giữ thói quen viết nhật ký thường xuyên. Thời điểm lý tưởng nhất là vào đầu và cuối ngày để bạn có thể bắt kịp tất cả những ý tưởng tuyệt vời đến khi bạn tỉnh giấc hoặc thư giãn.
- Bạn nên giữ một cuốn sổ tay và bút chì trong ví/túi mọi lúc để viết ra những ý tưởng bất chợt nảy ra. Bạn có thể sử dụng điện thoại của mình, dĩ nhiên, nhưng đôi khi công nghệ có thể rất phức tạp. Sử dụng và chấp nhận rủi ro.
- Hãy giữ một hoặc nhiều mẩu nội dung tham khảo được trong cuộc sống (swipe file) ở đâu đó tại chỗ làm việc của bạn (online hoặc offline đều được), đây sẽ là nơi bạn tổ chức các ý tưởng, trích dẫn, suy nghĩ, bài viết có liên quan tới bạn, hoặc bạn muốn dùng.
*Swipe File: Dịch nôm na là các tài liệu “thó” được từ nơi nào hoặc ai đó. Trong ngành viết, Swipe File là một bộ bao gồm nhiều mẩu nội dung mẫu mà bạn cảm thấy tâm đắc hoặc được chứng minh là có hiệu quả, đó có thể là một dòng tiêu đề, một dòng chữ trong email, một cái landing page, một từ cực hay… đại ý là tất cả mọi nội dung giúp bạn có cảm hứng và viết hay hơn, nhiều ý tưởng hơn.
- Khi đọc, hãy để tâm đến những câu trích dẫn và ý tưởng thú vị bằng cách đánh dấu highlight, gập góc trang hoặc đánh dấu vào sách của bạn.
- Sau đó, chuyển những ý tưởng đó thành một hệ thống có tổ chức bản cứng hoặc văn bản online. Ví dụ về cách làm này, bạn có thể học tập hệ thống ghi chú của Ryan Holiday.
Được rồi, bây giờ các bạn đã thu thập được hàng tá tạp chí và ý tưởng, thông tin, dữ liệu, nhiều đến nỗi chỉ Chúa mới biết được số lượng. Giờ thì sao?
Đến với chiếc chân ghế thứ #2 nào.
Bước 2. Viết
Tuy không nhất thiết phải nói thành lời nhưng đôi khi mọi người vẫn cần một lời nhắc nhở:
Không quan trọng bạn đã thu thập được bao nhiêu tài liệu nếu bạn không thực sự ngồi xuống và viết. Các nhà văn, họ viết. Những người không động bút không phải là nhà văn. Đơn giản vậy thôi. Một khi bạn đã thu thập được ý tưởng để viết, bạn cần phải làm việc để biến những ý tưởng đó thành những bài báo cụ thể, những câu chuyện, v.v.
Thế nhưng, bạn viết thế nào?
Bên cạnh việc chỉ ngồi xuống và gõ bàn phím (hoặc viết tay, nếu bạn thích), đây là một số bí quyết giúp bạn tạo ra một hệ thống và môi trường buộc bạn phải viết, thay vì lo lắng về cách tiếp tục:
- Nghĩ ra một mục tiêu hàng ngày: Chẳng hạn như Stephen King bắt bản thân phải viết 2.000 từ mỗi ngày, không lý do lý trấu kháng cự nào. Bạn cũng có thể nhắm đến cái đích số lượng từ.
- Chọn thời điểm bắt đầu và gắn bó với nó: Hemingway luôn viết vào buổi sáng, ngay sau có ánh sáng bình minh đầu tiên, bởi vì ông yêu sự yên bình và tịch mịch của buổi sớm mai. Ông ấy viết đến 9 giờ sáng hoặc 12 giờ tối, vào thời điểm mà anh ấy “vẫn còn sức lực” và biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo.”
- Khắc chế bản thân: Tiểu thuyết gia bán chạy nhất Jodi Picoult từng nói: “Khu nhà văn đang có quá nhiều thời gian rảnh rỗi trong tay bạn. Nếu bạn có thời gian để viết, bạn chỉ cần ngồi xuống và làm vậy.”
Đây chỉ là một vài gợi ý thôi. Bạn có thể muốn làm theo một, một vài, hoặc tất cả những ý tưởng này, nhưng bất cứ điều gì bạn quyết định, hãy chọn ngay một và bắt đầu luôn đi. Nghĩ nhiều là lãng phí thì giờ lắm đấy!
Bước 3. Trau dồi kỹ năng của bạn
Viết lách là một kỹ năng, và cũng như bất cứ kỹ năng nào khác, nó có các quy tắc và trình độ được công nhận. Không phải cứ cầm bút hay gõ chữ trên bàn phím thì là một nhà văn giỏi được.
Có lẽ bạn không phải là Seth Godin (nếu đúng là bạn, ông Godin, tôi rất vinh dự khi ông dành thời gian đọc bài viết này!) nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể trở thành một nhà văn vĩ đại. Bạn chỉ cần viết tốt hơn là được.
Và may cho bạn đấy, có rất nhiều điều có thể làm để viết tốt hơn.
Hầu hết mọi người chỉ đơn giản sử dụng chiến lược “đọc và viết nhiều”. Đó là một lối mòn, không cần tới suy nghĩ, dễ dàng mà tất cả chúng ta sử dụng mà không cần lao tâm khổ tứ về nó.
Và bạn có thể đọc nhiều bài viết hay và viết nhiều hơn và trở thành một nhà văn giỏi hơn nhờ khả năng thẩm thấu.
Nhưng có những vấn đề với phương pháp này:
- Những người nghĩ rằng họ đang đọc và viết “rất nhiều” thường không phải vậy.
- Có nhiều cách nhanh hơn để cải thiện việc viết (chỉ là những cách đó khó hơn, đây lý do tại sao hầu hết mọi người không áp dụng đấy).
Nếu bạn muốn giỏi bất cứ lĩnh vực nào, bạn cần học cách học, vâng không sai, học cách để học kiến thức chưa bao giờ là chuyện dễ. Điều này cũng đúng trong chuyện viết lách.
Vậy làm thế nào để bạn thực hiện được?
Nếu bạn muốn được hướng dẫn bài bản, bạn có thể thuê một giáo viên dạy viết hoặc mua một khóa học viết, sau đó làm bài tập về nhà.
Nếu bạn là dân chuyên, bạn có thể học viết bằng:
- Đọc các sách nói về “VIẾT”
Những cái tên như Elements of Style của Strunk & White, On Writing của Stephen King, và Bird by Bird của Anne Lamott là những tác phẩm kinh điển nổi tiếng.
Story Genius của Lisa Cron không thể thiếu đối với các tiểu thuyết gia, cuốn On Writing Well viết bởi William Zinsser là bản hướng dẫn dành cho nhà văn hiện thực, cũng như các blogger đã viết rất nhiều về kỹ năng và chuyện viết văn kinh doanh, như Darren Hardy (ProBlogger) và Jeff Goins (Real Artists Don’t Starve).
- Thiết lập hệ thống để tìm hiểu mọi khía cạnh cụ thể của bài mà bạn muốn viết. Chẳng hạn như, những blogger truyền cảm hứng cần luyện viết tiêu đề. Vì vậy, một blogger có thể luyện tập viết 100 tiêu đề một ngày, giống như CEO của Smart Blogger Jon Morrow đã làm khi mới bắt đầu.)
- Tiến hành phân tích chuyên sâu về một cuốn sách, một blog, hoặc tác phẩm của một nhà văn.
Bạn sẽ không thể trở thành một nhà văn giỏi nếu bạn chỉ “viết nhiều”, giống như một đứa trẻ học piano sẽ không trở nên tốt hơn nếu cứ chơi đi chơi lại một bản nhạc trong vô thức.
Bạn cần chú tâm luyện tập để cải thiện. Song, bạn cần phải biết luyện gì, một phần phụ thuộc vào những gì bạn đang viết.
Tất nhiên, tất cả các nhà văn cần phải ghi lại một vài điều cơ bản trước tiên: ngữ pháp, chính tả, tương tự thế.
Một kỹ năng quan trọng khác mà tất cả các nhà văn cần trau dồi là khả năng suy nghĩ rõ ràng.
Nhà văn là giáo viên, có nghĩa là chúng ta cần có khả năng suy nghĩ logic từ điểm A đến điểm Z, và cho những người khác thấy chúng ta đi đến kết luận đó như thế nào.
Nhưng sau đó, nó còn phụ thuộc vào:
- Nếu bạn là một tiểu thuyết gia, bạn phải tìm ra các thành tố có trong cuốn tiểu thuyết và làm việc với chúng (ví dụ: Tính đặc trưng của tác phẩm, cấu trúc của cuốn tiểu thuyết, chủ đề v.v.)
- Nếu bạn là một nhà thơ, bạn cần nghiên cứu các yếu tố viết đặc biệt cho thơ ca: Cấu trúc thơ, vần, nhịp điệu, v.v.
- Nếu bạn là một blogger, bạn cần làm việc với các tiêu đề, cấu trúc blog, loại nội dung, v.v.
Học cách rèn luyện kỹ năng của bạn là chủ đề mà tôi có thể viết hàng trăm bài, vậy nên giờ tôi sẽ tạm dừng ở đây.
Phương pháp viết của tôi: Một ví dụ điển hình
Tôi luôn thích viết lách, nhưng trước đây chỉ để cho vui thôi. Tôi đã viết khi tôi muốn. Bảo sao lúc đấy không có tiến bộ gì (với tư cách là một tác giả nhé).
Nhưng mọi thứ đã thay đổi khi tôi bắt đầu sử dụng một phương pháp. Tôi đã viết một cuốn tiểu thuyết, một vở nhạc kịch, và hơn 200 bài đăng trong vòng chưa đầy một năm. Tôi đã đạt được hơn 1000 lượt follow và trở thành cây viết hàng đầu trong 8 hạng mục trên Medium.
Và mọi chuyện vẫn còn tiến triển hơn nữa bởi vì tôi vẫn đang liên tục mài giũa phương pháp của mình. Còn ngay bây giờ, đây là những gì tôi đang làm hằng ngày:
Cách tôi thu thập tài liệu
Tôi đọc trung bình ba cuốn sách một tuần. Về nhiều chủ đề khác nhau.
Tôi cũng đọc bình luận và bài viết trên mạng. Tôi bắt đầu và kết thúc một ngày bằng việc đọc sách, thường là trong vài giờ.
Tôi gạch chân các ý tưởng thú vị, viết ghi chú và suy nghĩ trong sách điện tử của mình, và gửi email cho bản thân hoặc sử dụng ứng dụng ghi chú bất cứ khi nào tôi nảy ra một ý tưởng thú vị có tiềm năng.
Nơi tôi tìm tài liệu
- Tôi lưu giữ một danh mục sách bằng OverdriveTôi mượn 10–20 cuốn sách một lúc và đọc lướt qua phần giới thiệu của mỗi cuốn sách để tìm ra những cuốn gợi cho tôi cảm hứng. Bất cứ khi nào nghe nói về một cuốn sách thú vị, tôi lập tức đưa nó vào danh sách muốn đọc, và ngay khi có chỗ trống trong danh sách đọc của mình, tôi đọc lướt xem liệu có đáng đọc hay không.
- Tôi đăng ký danh sách email của nhiều nhà văn và cũng có một bảng tính Excel liệt kê tên của những người muốn theo dõi. Khi không biết phải đọc gì, tôi lục lại danh sách của mình và tìm những người đó để xem họ có viết gì mới không.
- Medium là một nơi tuyệt vời để tìm các nhà văn (đặc biệt là trong blog của tôi): Tôi không chỉ đọc những bài báo mới được xuất gần đây nhất trên nền tảng này. Khi tôi tìm thấy một cây viết mới thú vị, tôi thường kéo xuống và lướt qua tất cả các tiêu đề bài báo của họ, đọc bất cứ thứ gì thu hút sự chú ý của tôi.
- Khi tôi làm việc nhà hoặc những việc lặt vặt, tôi nghe nhạc, podcast, hoặc các nội dung âm thanh khác.
Cách tôi thu thập tài liệu
- Khi tôi đọc một cuốn sách, tôi đánh dấu những câu trích dẫn xuất hiện ngay và ghi chép lại nếu có bất kỳ suy nghĩ nào nảy ra.
- Khi tôi đọc xong, tôi chọn những cuốn sách hữu ích nhất và viết những ghi chú chi tiết. Chúng có tác dụng kép: 1) Tôi có thể chia sẻ thông tin hữu ích với mọi người 2) Chúng tạo thành một bộ lưu trữ các trích dẫn và thông tin mà tôi có thể dễ dàng tìm thấy và lấy ra để hỗ trợ việc viết trong tương lai.
- Tôi có một ứng dụng ghi chú trên ipad dùng để ghi chép lại điều gì ngay khi cần. Nếu tôi không thể truy cập vào ứng dụng, tôi sẽ tự gửi ý tưởng cho mình qua email và tạo thư mục.
- Tôi có một mục “tài liệu tham khảo” nơi tôi lưu các link URL của bài viết và trang web hấp dẫn.
- Tôi giữ nhiều bảng tính Excel liệt kê các bài báo, nhà văn, v.v. chuyên điền các link và ghi chú.
- Tôi cũng có một tài khoản Twitter riêng chỉ để lưu trữ các trích dẫn. Tôi không có nhiều bạn bè hoặc người theo dõi, và không dùng nó để giao tiếp với mọi người. Tôi chỉ dùng nó để lưu lại những trích dẫn mà tôi thích ở một nơi dễ tiếp cận.
Cách tôi viết
Toàn bộ phương pháp viết của tôi được viết ra trên một tài liệu mà tôi điều chỉnh theo nhu cầu.
Tôi viết vào cùng thời điểm mỗi ngày, và mặc dù trọng tâm của tôi là Medium, nhưng tôi có một vài dự án phụ khác mà tôi đang làm để tránh kiệt sức/nhàm chán.
Hiện tại, mục tiêu của tôi là hoàn thành hoặc sửa đổi ít nhất hai bài viết mỗi ngày. Vậy nên khi tôi ngồi viết, tôi sẽ
- Bật nhạc tôi thường nghe khi viết lên (thường là nhạc cổ điển và thánh ca)
- Viết, hoàn thành, xuất bản hai bài viết đó bằng cách dùng tất cả tài liệu tôi đã thu thập được trước đó.
- Sau đó, tôi luyện tập viết dưới nhiều góc độ tiếp cận và phong cách khác nhau, và cố gắng trả lời các bình luận, email, v.v.
Nếu trong khi viết một bài báo, tôi nảy ra một ý tưởng thú vị cho một bài trong tương lai, tôi viết ra ngay lập tức rồi mới trở lại dự án hiện tại của mình. Bằng cách đó tôi luôn có một kho ý tưởng trong nhiều giai đoạn hoàn thành khác nhau để viết.
Cách tôi trau dồi kỹ năng của mình
- Là một blogger, gần đây tôi đã tích hợp việc viết tiêu đề vào công việc viết lách hàng ngày của mình. Tôi không hoàn toàn ở mức 100/ngày, nhưng đang cố gắng.
- Tôi thường xuyên đọc sách về chuyện viết lách.
- Tôi phân tích các tác phẩm của các nhà văn khác. Ví dụ, tôi đã từng phân tích một cuốn tiểu thuyết của Carl Hiaasen bằng cách viết một dòng tóm tắt mọi cảnh trong cuốn sách, được sắp xếp theo từng chương. Tôi cũng thu thập các bài báo và số liệu thống kê về tất cả các bài viết của Ben Hardy.
- Thật ra tôi rất thích viết phân tích. Nếu tôi không phải, bạn biết đấy, thực ra, viết và xuất bản một cái gì đó mỗi ngày (theo phương pháp viết hiện tại của tôi), tôi có thể dành cả ngày để phân tích văn bản.
Viết phương pháp của bạn ra nào!
Đây là lời khuyên cuối cùng tôi muốn gửi tới các bạn:
Cho dù cách thức viết của bạn là gì, hãy viết nó ra. Các bạn đăng nó lên chỗ nào có thể xem thường xuyên và làm theo nhé.
Tôi luôn để tài liệu này mở trong khi tôi đang viết. Khi tôi quên phải làm gì tiếp theo, tôi sẽ xem lại. Nếu một phần nào đó không còn khả thi nữa, tôi sẽ thay đổi nó.
Tất nhiên, tôi không phải lúc nào cũng tuân theo lịch trình này, và cuộc sống lúc nào cũng có nhiều sự kiện bất ngờ. Vậy nhưng, việc ghi lại mọi chuyện sẽ khiến chúng dễ thực hiện hơn.
Bằng cách ghi ra phương thức viết của tôi, tôi giữ vững được lập trường. Khi tôi mệt mỏi hoặc “không có cảm hứng” hoặc cảm thấy mệt mỏi, tôi có một thứ để nhắc nhở tôi phải làm gì.
Nó giúp tôi chịu trách nhiệm, và giúp tôi tiếp tục viết lách dù có chuyện gì xảy ra.
Phương pháp viết lý tưởng của bạn là gì?
Nhiều người thường mắc sai lầm trong việc đọc/học tập/suy nghĩ về việc viết mà không thực sự đặt ngồi xuống và, bạn biết đấy, viết.
Mặt khác, có những người làm ngược lại, viết bất cứ điều gì và mọi thứ xuất hiện trong tâm trí (cách thức truyền thông) và sau đó tự hỏi tại sao không ai chú ý.
Để tránh cả hai lỗi, bạn cần đưa ra một phương pháp viết.
Tất nhiên, phương pháp này khác biệt tùy vào mỗi người. Những gì có hiệu quả với Hemingway có thể không hiệu quả với Stephen King. Những gì có hiệu quả với tôi có thể không hiệu quả với bạn. Bạn cần phát triển cách thức của riêng mình, thường có được thông qua thử nghiệm và sai sót.
Chỉ cần nhớ bao gồm cả ba thành phần trên: Thu thập tài liệu, viết và trau dồi kỹ năng của bạn.
Bạn cần cả ba chân để hình thành nền tảng giúp bạn đạt được ước mơ viết lách.
Các nhà văn vĩ đại viết
Những nhà văn vĩ đại đó vượt xa dân nghiệp dư như chúng ta. Kiểu như họ có bí thuật khi viết mà chúng ta chẳng tài nào biết được. Đúng vậy đấy. Các nhà văn thực thụ viết ngay cả khi họ không “cảm thấy thích”. Sao họ làm được vậy cơ chứ?
Viết là một vinh hạnh và đặc quyền, tất nhiên rồi, nhưng nó vẫn đòi hỏi kỷ luật và làm việc chăm chỉ, giống như mọi thứ khác đáng để bạn theo đuổi.
Bạn không thể trở thành một nhà văn nếu không viết tốt và viết một cách nhất quán. Và bạn không thể làm được gì nếu không có một phương pháp viết.
Một phương pháp có logic và quy trình không chỉ làm cho việc viết dễ dàng hơn (nếu bạn đã thu thập tài liệu và mài giũa kỹ thuật trước đó, bạn sẽ không gặp khó khăn trong việc biết phải viết gì và viết nó như thế nào), nó còn làm cho bạn bền chí hơn.
Và cuối cùng, đó là điều khiến những cây viết bình thường trở thành nhà văn thực thụ: Dù có khó khăn, hãy kiên trì làm tới cùng.
Như Jack London vĩ đại đã từng nói:
Bạn không thể chờ cảm hứng mà phải theo đuổi nó bằng một cái dùi cui.
Phương pháp viết của bạn chính là cái dùi cui đó.
Các nhà văn vĩ đại không sinh ra đã được vậy, họ trở nên tuyệt vời bằng cách luyện tập và liên tục cải thiện. Bạn cũng có thể làm được mà.
Vì vậy, hãy dừng việc chờ đợi cảm hứng xuất hiện và biến bạn trở thành một nhà văn xuất sắc. Sẽ không có chuyện đó đâu.
Nếu bạn thực sự muốn trở thành một nhà văn vĩ đại, hãy sử dụng một phương pháp viết. Hãy thiết kế cách thức 3 chiều phù hợp với cuộc sống của bạn. Kiểm tra và điều chỉnh cho đến khi nó hoạt động. Viết ra, và kiên trì theo đuổi nó tới cùng.
Và dẫu bạn có làm gì, đừng bỏ cuộc. Sự vĩ đại đang chờ đợi phía trước.
Translator: Nguyễn Thị Phượng
Editor: ECOMME
Bài gốc: Writingcooperative
Vui lòng dẫn nguồn link ECOMME khi chia sẻ bản dịch ~ From ECOMME with LOVE!