Anh em chạy Facebook Ads có lẽ ai cũng biết, muốn chạy quảng cáo thì phải có thẻ để “cắm” vào còn chạy, có điều không phải ai cũng hiểu hết về thẻ, bài viết mình đã chia sẻ 1 thời gian rồi và mình thấy vẫn còn khá giá trị, như sau :
I. Loại thẻ
Ở Việt Nam (quốc tế còn nữa hay không mình không biết). Có những loại thẻ sau :
1. Credit Card (thẻ trả sau).
Nghĩa là gì, nghĩa là thẻ này khi bạn sở hữu, bạn sẽ được “quẹt”, chi tiêu mà không cần phải có sẵn tiền trong tài khoản. Tất nhiên, vì vậy nên đa số bạn sẽ không “chuyển khoản” được – Hay nói cách khác, thẻ credit thường không “ăn khớp” với 1 số tài khoản ngân hàng nào cả! Bạn chỉ có thể “quẹt” thanh toán mà thôi! Đây cũng chính là lý do mà các dịch vụ quẹt thẻ tín dụng lấy tiền mặt ngay ra đời, bạn sẽ mất vài % cho chuyện này (trên Google tầm 1,6-2% không lãi suất gì gì đó….)
- Tác dụng: Chiếm dụng vốn, quay vòng vốn! Khỏi phải nói – Bạn có tới từ 30-45 thậm chí 55 ngày để quay vòng, tưởng tượng đi bạn có 10 thẻ tín dụng, hạn mức 50tr / thẻ, đi quẹt tổng ra đc 500tr – 2% = 490tr.
Tới ngày sao kê, cố gắng dành 50tr ra để bù vào từng thẻ, sau đó tiếp tục rút ra =]] mỗi lần như vậy bạn mất 2% trên tổng số tiền bạn quay vòng (giả sử là 10tr / tháng, tức là bạn đang vay ngân hàng với lãi suất khoảng 750đ / 1 triệu / ngày đấy – thấp hơn vay hiệu cầm đồ 25% thôi ahihi).
- Hạn chế: Lãi suất phạt. Thật ra ngân hàng rất bựa, biết là người Việt Nam nói riêng và cơ số người nói chung, khả năng quản lý tài chính và kiểm soát cảm xúc chi tiêu kém, mà lãi suất của thẻ tín dụng thì siêu to không lồ luôn anh chị em ơi. (Google và so sánh với lãi suất vay ngân hàng đi nhé). Cố gắng đừng có quay vòng xịt, đừng chậm dù chỉ 1 ngày vì nó phạt lãi Chán lắm luôn!
2. Debit (thẻ ghi nợ)
Nhớ lại thẻ Credit nhé, Debit khác biệt ở những điểm sau :
- Nó thông với 1 số tài khoản ngân hàng – chuyển tiền vào số thẻ hay tài khoản đều Ok hết, tiền sẽ tăng 2 chiều. (credit ko có điều này).
- Debit chỉ thanh toán được khi trong tài khoản thông với thẻ này có số dư > số tiền cần “quẹt”! Tức là phải có tiền mới tiêu được á.
Điểm giống nhau
- Debit và Credit đều định danh – nghĩa là luôn có “Tên chủ tài khoản”
Mới có thẻ được (kể cả đồng sở hữu).
Mạnh yếu : Ngược với Credit anh em tự suy ra nhé!
3. Prepaid (trả trước)
Lai giữa debit và credit như sau :
- Không có tài khoản ngân hàng thông sang (giống cre).
- Phải có tiền mới tiêu được (giống debit) – phải trả trước mà.
- Điểm hay ho khác biệt là: Rất nhiều ngân hàng phát hành thẻ prepaid VÔ DANH – tức là không cần có tên chủ tài khoản vẫn add được vào làm phương thức thanh toán! Có điều FB hiện đã fix khá chặt rồi! Thế mới có cái kiểu “Phương thức thanh toán này không thể đặt làm phương thức thanh toán chính cho tài khoản này”.
Thế có cách nào thanh toán hay “hô biến” đảo lộn điều này không ? Có chứ!
Tip: Các bạn có để ý là khi thanh toán quốc tế – Trên hoá đơn và tin nhắn báo về thì trừ 1 số tiền là A (ví dụ 10.000.000) nhưng thật sự trong sao kê thẻ thì lại là A+1,1% > 1,6%(tuỳ ngân hàng / thời điểm) không ạ? Vâng tất nhiên rồi – Không thế thì ngân hàng với hãng thẻ lấy cái gì ra mà ăn.
Thế thì việc của chúng ta là gì ? Là đi mà săn những chương trình hoàn tiền chi tiêu của các ngân hàng khác nhau mà chạy (ví dụ thẻ Debit của Techcombank được hoàn 1% chi tiêu, cứ tiêu 10-20 tỷ 1 tháng như mình là bạn nghiễm nhiên có 100-200 củ ahihi). Bạn đang tiêu 100-1 tỷ mà không được gì, thì lập tức đi mở thẻ debit của VP Bank / Techcombank ngay đi, có ngay 1-10 củ/tháng nhé ahihi, năng nhặt chặt bị đấy ạ!)
Cho tới thời điểm này thì các đầu thẻ tech hầu như không cắm và làm phương thức thanh toán chính được… quá đau buồn…
II. HÃNG THẺ
Tiếp theo, vậy VISA với MASTERCARD là cái gì ? Là HÃNG THẺ. Tức là nhà cung cấp như kiểu là các ngân hàng đấy. VISA phổ biến ở châu á hơn, MASTER thì phổ biến hơn ở Âu, Mỹ….
Nghĩa là sao
– Mỗi ngân hàng có luật khác nhau và chơi với các Hãng thẻ khác nhau, dẫn đến việc số lượng thẻ tạo ở từng ngân hàng khác nhau, từng thời điểm nó lại có chương trình khác nhau – nên việc có mối quan hệ với các anh/chị/em ở phòng ban thẻ tín dụng trong ngân hàng là 1 lợi thế đấy ạ!
Thế thì nếu tôi có tư duy A/B test tôi sẽ làm gì :
Bước 1:
Bớt lên mạng hỏi mấy câu như “đầu thẻ nào ngon”, “add thẻ nào tốt” “lên camp thẻ nào”…. dùng time mà làm cái bước sau đây này, 1 đứa nó bỏ time nó test nhiều nó có tự dưng chia sẻ cho bạn 1 cái lợi thế mà mãi nó mới kiếm được không?
Tỷ lệ nó xui dại là rất cao – Vì nó có được hay mất cái gì từ việc khuyên bạn đâu (đọc cuốn “Da thịt trong cuộc chơi” để hiểu về lý thuyết này nhé).
Bước 2:
Lập dang sách các ngân hàng xung quanh mình (liệt kê hết và chửi thằng nào lười) và bốc máy lên gọi cho từng ngân hàng một những thứ sau:
- Ngân hàng đó liên kết với hãng thẻ tín dụng nào?
- Ngân hàng đó có chính sách làm thẻ như nào? (Một người được tối đa bao nhiêu thẻ, cấp trong bao lâu, thẻ chính thẻ phụ thì sao, một số tài khoản chia cho tối đa bao nhiêu thẻ?
- Mang CMND ra mà làm thử + điền kết quả vào những cái chi tiết mà vừa hỏi xem là nó có chém gió mình không!
>>> Siêu TUT : Làm thẻ cho Ông/bà/cụ/kị ở quê! <<< dân chơi hiểu ngay Tut này để làm gì.
Thế nhé hẹn gặp lại ở bài viết sau – thế có thẻ rồi – thì làm gì bây giờ ?
Nhiều thẻ thì như nào? Ít thẻ thì ra sao? -> Từng ngân hàng có điều gì khác nhau trong thủ tục, biểu phí, số lần thanh toán hàng ngày, số tiền thanh toán….
>> Lưu bài viết này lại, nếu có vấn đề gì trong quá trình làm ADS, hãy comment hoặc inbox để hỏi mình, mọi thứ trong khả năng, mình sẵn sàng support anh chị em Cộng Đồng
Tác giả: Văn Thành Tín
Nguồn: ECOMME GROUP
*Vui lòng trích dẫn nguồn link bài đầy đủ khi đăng lại. ~ From ECOMME with LOVE!