Mình chuyển sang đường tiểu ngạch, trả phí cho 1 đơn vị vận chuyển hàng về Việt Nam theo đường bộ. Tuy tránh được thuế phí cao của Hải quan nhưng khó kiểm soát thời gian nhận hàng, cũng dễ thất lạc hàng hóa.
Rồi Facebook thay đổi chính sách không cho phép gửi lời mời kết bạn hàng loạt như trước (sẽ bị đánh dấu là spam và khóa page), số lượng khách hàng tiềm năng mới qua Facebook vì vậy cũng bắt đầu giảm (ngày đó mình chưa biết có cái gọi là Quảng cáo Facebook trả phí hix…). Chủ yếu dựa vào nguồn khách hàng cũ quay trở lại & khách hàng tự giới thiệu bạn bè.
Lên chiến lược kinh doanh
Những khó khăn ập đến
Lý do kinh doanh thất bại & bài học
Câu chuyện khởi nghiệp của mình bắt đầu năm 2010… Không giống như nhiều câu chuyện thành công được nhiều bạn trẻ chia sẻ mà mình vô cùng ngưỡng mộ, start-up đầu tiên mang đến cho mình các bài học nhiều hơn giá trị kinh tế.
Ngày đó khi còn là sinh viên du học tại Singapore, mình cùng với 1 người bạn 1 ngày đẹp trời nảy ra ý tưởng kinh doanh phụ kiện trang sức cho giới trẻ, xuất phát từ chính sở thích của bản thân khi đó và nhận thấy giới trẻ cũng không nhiều người thích đeo trang sức vàng bạc mà thích các phụ kiện làm từ thép không gỉ, hay cá tính hơn là đồ da. Bạn mình góp vốn, còn mình sẽ làm tất cả. Nghĩ là làm và thật sự phải nói là vô cùng hào hứng với ý tưởng đó.
Nghiên cứu qua thị trường Việt Nam, mình thấy chủ yếu là bán trang sức inox giá rẻ, mẫu mã cũng không được đẹp và thường khá giống nhau, ít sự khác biệt (giống ở đây tức là những mẫu tìm được ở shop A thì cũng có thể thấy ở shop B, shop C..). Mình quyết định lên chiến lược cho business.
Lên chiến lược kinh doanh
– Target customer (Khách hàng mục tiêu): Giới trẻ tuổi từ 15 đến 24 (chủ yếu là nhóm học sinh, sinh viên, người mới đi làm)
- Product (Sản phẩm): Các sản phẩm chính gồm thép không gỉ (có tên gọi khác là inox 304), loại có chất lượng tốt và sáng bóng hơn các loại inox giá rẻ thông thường, mở rộng danh mục thêm các sản phẩm làm bằng da, trang sức mỹ ký mà ngày đó gọi là trang sức Hàn Quốc theo trào lưu, trang sức cặp, đồng hồ…đa dạng giá cả, chất lượng. Nói chung portfolio là các phụ kiện cho các bạn trẻ cá tính.
- Price (Giá cả): Tầm giá sẽ cao hơn so với các sản phẩm giá rẻ hàng chợ thông thường chút nhưng sẽ không quá cao so với mức có thể chi trả của đối tượng học sinh sinh viên, người mới đi làm.
- Location (Điểm bán): Bán tại nhà ở Việt Nam và ship hàng toàn quốc. Không tốn tiền thuê mặt bằng.
- USP (Đặc điểm bán hàng độc nhất): Hàng nhập mỗi mẫu mã sẽ giới hạn số lượng để tránh sự đại trà, hàng tuyển chọn từng sản phẩm một, từ đó giúp người đeo thể hiện cá tính riêng.
- Source (Nguồn hàng): 70%-80% mình lùng sục Taobao, 1688… Ngoài ra mình đi tìm mua thêm tại Singapore nơi mình học, và thông qua các chuyến du lịch không thường xuyên đến Thái Lan. Khi đã rõ định hướng, mình hì hục 1 mình xây dựng website, thiết kế, tìm và đặt hàng, chụp hình post web một số sản phẩm (bằng chiếc điện thoại camea 2MP), xây dựng quy trình bán hàng, thanh toán, vận chuyển, chăm sóc khách hàng…nói chung 1001 việc mà ai làm bán hàng cũng phải trải qua.
Thời gian chuẩn bị mọi thứ mất hơn 3 tháng. Sau khi web & mọi thứ đã sẵn sàng, hàng đã vận chuyển về Vietnam cho mẹ bằng đường chuyển phát (lúc này mình vẫn đang du học), bước tiếp theo là dùng Facebook để quảng cáo rồi bắt đầu bán hàng. Tuy nhiên ngày đó mình chưa biết dùng Fanpage hay chạy quảng cáo gì cả, mà dùng 1 cách rất bình thường đó là tạo tài khoản rồi tìm đối tượng phù hợp kết bạn.
Cũng may mắn là với cách thủ công vậy mà cũng nhiều bạn tự biết rồi kết bạn ngược lại với mình, trong vòng vài tháng số bạn Facebook cho trang bán hàng cũng lên gần 2k. Hàng cũng bắt đầu bán được, sau đó mình thu xếp về Vietnam và lại dùng 1 cách quảng cáo cũng rất truyền thống khác đó là dán tờ rơi ở gần các trường PTTH & Đại học (ở quê mình thời điểm 2010 internet chưa thực sự phát triển mạnh). Tất nhiên dán tờ rơi là không được phép nên mình & chị mình khi đi dán cũng phải chọn thời điểm phù hợp, người dán người canh cũng rất khổ sở nhưng vui 😊.
Những khó khăn ập đến
Công lao cũng được đền đáp khi sau đó rất nhiều bạn học sinh đã cầm theo tờ rơi đến tận nhà mua hàng. Mọi việc khá thuận lợi trong khoảng nửa năm, nhưng rồi khó khăn ập đến…Các chuyến hàng gửi qua đường chuyển phát chính ngạch liên tục bị làm khó ở phía đầu mối bán hàng, thuế phí có lúc còn cao hơn giá trị hàng hóa gửi về (do bên đầu mối họ tự định giá sản phẩm rồi áp thuế phí đủ kiểu).
Thấy cách thức vận chuyển cũ không còn phù hợp, mình chuyển sang đường tiểu ngạch, trả phí cho 1 đơn vị vận chuyển hàng về Việt Nam theo đường bộ. Tuy tránh được thuế phí cao của Hải quan nhưng khó kiểm soát thời gian nhận hàng, cũng dễ thất lạc hàng hóa.
Rồi Facebook thay đổi chính sách không cho phép gửi lời mời kết bạn hàng loạt như trước (sẽ bị đánh dấu là spam và khóa page), số lượng khách hàng tiềm năng mới qua Facebook vì vậy cũng bắt đầu giảm (ngày đó mình chưa biết có cái gọi là Quảng cáo Facebook trả phí hix…). Chủ yếu dựa vào nguồn khách hàng cũ quay trở lại & khách hàng tự giới thiệu bạn bè.
Business vậy nên vẫn sống dù không được như thời điểm đầu. 2011 mình tốt nghiệp về nước và đi làm cho một công ty nghiên cứu thị trường của Anh. Khác với thời gian còn đi học, mình không có nhiều thời gian để ngồi tỉ mỉ chọn từng món hàng nhập về Việt Nam như trước. Khi mà phần lớn hàng là từ Taobao, 1688, mình phải dùng chính tiếng Trung để giao tiếp khi nhập hàng. Với vốn tiếng Trung kinh doanh hạn hẹp, mỗi lần nhập hàng là cả một trận chiến giữa mình, người bán bà Google Translate 🤣.
Công việc full time chiếm nhiều thời gian, tần suất nhập hàng mới vậy nên cũng càng lúc càng thưa dần. Sau đó mình dừng hẳn.
Lý do kinh doanh thất bại & bài học
- Lợi nhuận luôn là thứ cuối cùng bạn phải quan tâm: Sai lầm của mình đó chính là chưa đánh giá đúng biên lợi nhuận sản phẩm sau khi trừ chi phí. Vậy nên tuy bán được nhưng không có nhiều lợi nhuận, có những tháng còn lỗ vốn.
- Nguồn hàng cực quan trọng: Mình tuy đã tìm được các nhà cung cấp có sản phẩm mẫu mã đẹp, chất lượng ok nhưng giá gốc lại không thực sự cạnh tranh sau khi nhập về Việt Nam. Làm sao để tiết kiệm chi phí vận chuyển tối ưu nhất cũng là một lưu ý quan trọng quyết định giá thành sản phẩm cần phải tính toán kỹ trước khi làm.
- Quảng cáo: Đừng bỏ qua cơ hội để xuất hiện trước mắt khách hàng tiềm năng. Mình có 2 sai lầm ở mảng quan trọng này.
- Không tận dụng cơ hội mở rộng quảng bá khi thời cơ đến. Ngày đó, khi sản phẩm được kha khá người biết qua FB thì 1 bạn phóng viên Kênh14 đã chủ động liên hệ mời mình đi bài quảng cáo trên kênh với chi phí duy nhất là một số voucher quà tặng cho độc giả kênh, mình khi đó thực sự rất vui vì được báo chí để ý nhưng không hiểu sao lại ngần ngại rồi bỏ qua cơ hội. Đến giờ vẫn thấy khó hiểu bản thân khi đó nghĩ gì.
- Không tìm “lối đi mới” khi FB chặn việc kết bạn hàng loạt. Thay vì chịu khó tìm hiểu thêm giải pháp (vốn rất nhiều) thì mình để mặc mọi thứ hoàn toàn tự nhiên, trông chờ vào organic traffics (nguồn khách tự nhiên) khi thương hiệu vẫn chưa thực sự đủ mạnh.
4. Sự hợp lý trong phân bổ thời gian & nguồn lực giữa công việc chính & nghề tay trái: Mình dừng việc kinh doanh một phần cũng vì không đủ nguồn lực & thời gian để chăm sóc chu đáo. Nếu như 3 bài học trên là thứ khi quay ngược thời gian mình chắc chắn sẽ làm khác đi thì ở lý do dừng business thứ 4 này dù có quay ngược thời gian mình cũng không làm khác đi được. Đây vẫn là vấn đề mà cho đến tận hôm nay mình vẫn chưa có giải pháp hiệu quả.
Đó là toàn bộ câu chuyện của mình, hy vọng sẽ hữu ích cho ai đó. Cảm ơn Admin đã tổ chức một cuộc thi rất thú vị (dù mình chưa hề nghĩ đến việc giật giải) & cảm ơn các bạn đã vô cùng kiên nhẫn đọc đến dòng cuối cùng này.
ECOMME xin gửi lời cảm ơn trân thành đến tác giả Rainie Nguyen – Marketing Manager tại Học Viện Quản Lý PACE.
*Bản quyền nội dung thuộc về ECOMME và tác giả Rainie Nguyen, vui lòng trích dẫn nguồn link bài đầy đủ khi đăng lại.