HỌC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ RA LÀM GÌ? TẤT TẦN TẬT 5 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1. Tìm hiểu về ngành thương mại điện tử
Nói đến thương mại điện tử chắc hẳn ai cũng sẽ liên tưởng tới bán hàng online, có đúng vậy không? Đây là một hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng internet để hỗ trợ các giao dịch mua bán hàng hóa, các hệ thống hoạt động giao dịch, quảng bá thực hiện nhanh chóng và hiệu quả, tiết kiệm nhiều chi phí, mở rộng tiếp cận. Ngành học thương mại điện tử sẽ bao gồm: phương thức kinh doanh, marketing online, kinh doanh trực tuyến, thanh toán điện tử,…
Một trong những giải pháp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia chính là mô hình kinh doanh thương mại điện tử.
Có thể hình dung thương mại điện tử có các loại hình phổ biến sau:
– B2B: Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (business to business)
– B2C: Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng (business to consumer)
Top 3 các công ty thương mại điện tử hàng đầu thế giới:
– Thế giới: Amazon, Ebay, Alibaba.
– Việt Nam: Lazada, Tiki, Shopee.
2. Thương mại điện tử là ngành như thế nào?
-
Đào tạo kiến thức nền và kỹ năng ” thực chiến” trong lĩnh vực Thương mại điện tử
Các bạn sẽ được trang bị các kiến thức như một chuyên gia trong thương mai điện tử, không chỉ tập chung vào một bài toán nhỏ mà sẽ bao quát tất cả các khía cạnh kinh doanh trong thương mại điện tử như: bán hàng, tiếp thị sản phẩm, định giá sản phẩm, quản lý lợi nhuận,.. Sau cùng sẽ là quản trị một công ty về nhân lực và vận hành.
Chính vì vậy, các nhà tuyển dụng hiện nay sẽ ưu tiên các bạn học chuyên môn thương mại điện tử hơn.
-
Đào tạo cách để “thấu hiểu” khách hàng
Tâm lý khách hàng luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu dẫn đến sự thành công. Người học sẽ hiểu được hành vi mua sắm của người tiêu dùng và các hành vi xã hội của họ để ứng dụng tạo ra các mô hình kinh doanh phù hợp.
Đây được xem là kỹ năng xuát sắc nhất trong nghệ thuật tiếp thị khách hàng, bước đầu tạo nên sự thành công.
-
Đào tạo kỹ năng lấy nền tảng “tạo ra khác biệt” để thành công
Tất nhiên các kiến thức mỗi chúng ta học đều là nền tảng bước đầu để làm bàn đạp cho sự sáng tạo, khác biệt giữa mỗi cá nhân. Mỗi người có thể tự thành lập công ty, tạo ra mô hình kinh doanh nhỏ phù hợp với kinh tế bản thân. Tạo ra thu nhập trên đam mê của mình sẽ tạo ra sự khác biệt trong sự nghiệp và đem đến thành công cho bạn.
3. Có nên học ngành Thương mại điện tử?
Thương mại điện tử đang dần trở thành ngành dẫn đầu xu hướng vì có tốc độ phát triển rất nhanh và biên độ lợi nhuận cũng lớn.
Nhìn những con số nghiên cứu gần đây của Big Commerce, toàn bộ thị trường thương mại điện tử đã tăng trung bình hơn 20%/năm vô cùng lớn có thể tạo nhiều việc con người lao động và kiếm lợi nhuận nhiều hơn từ việc kinh doanh online..
Sinh viên ngành thương mại điện tử sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm trong tương lai vì có thể đáp ứng nhiều vị trí công việc khác nhau.
Bạn có thể trở thành một nhân viên “vạn năng” sau khi tốt nghiệp thương mại điện tử, đáp ứng được nhiều yêu cầu và vị trí khác nhau trong phòng Kinh doanh, phòng Marketing, Digital Marketing trong hàng nghìn doanh nghiệp với nhiều ngành hàng khác nhau như: tài chính, ngân hàng, du lịch, làm đẹp, xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp bán lẻ.
Một yếu tố kiến bạn quyết định học thương mại điện tử chính là mức lương nhân sự thương mại điển tử khởi điểm rất hấp dẫn dao động từ 6-8 triệu/tháng.
Con số này được đánh giá so với mặt bằng chung cao hơn khá nhiều, đặc biệt mức thấp nhất là từ 6 triệu đồng dành cho người chưa có nhiều kinh nghiệm.
Các yếu tố hàng đầu để làm cơ sở quyết định mức lương và thưởng của cá nhân làm việc chính là cơ chế tuyển dụng, lương và chính sách nhân sự của doanh nghiệp. Tất nhiên đối với người có kinh nghiệm dày dặn thì sẽ được trả lương cao hơn rất nhiều so với những bạn mới ra trường.
4. Thương mại điện tử nên học trường nào
4.1. Ngành Thương mại điện tử ở ĐH Thương Mại:
Đại học Thương mại là trường đào tạo đầu tiên cho sinh viên về ngành Thương mại điện tử. Mặc dù, trường đã có khóa riêng về khoa Thương mại điện tử nhưng vẫn đào tạo sinh viên theo chương trình cũ, thuần túy lý thuyết. Chính vì vậy, sau khi sinh viên ra trường vẫn thiếu kinh nghiệm và đào tạo từ đầu.
Chỉ tiêu tuyển sinh mỗi năm ngành Thương mại điện tử chính quy là 200 sinh viên. Học phí cho chương trình đại trà là 15.750.000đ/năm và chương trình chất lượng cao là 30.450.000đ/năm. Tính ra học phí sẽ dao động trong tầm từ 8-15 triệu/kỳ.
4.2. Ngành Thương mại điện tử tại HV Công nghệ Bưu Chính Viễn Thông:
Vào năm 2018, Học viên công nghệ bưu chính viên thông bắt đầu mở đào tạo ngành Thương mại điện tử. Đẩy chỉ là ngành mở rộng không phải chuyên môn của trường.
Chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy là 80 sinh viên. Học phí tầm 8 triệu/ học kỳ.
4.3. Ngành Thương mại điện tử tại ĐH KTQD:
Năm 2018 ĐH Kinh tế quốc dân bắt đầu mở đào tạo ngành Thương mại điện tử. Các môn sinh viên được học lý thuyết thông qua như: An ninh mạng thương mại điện tử, thương mại điện tử căn bản,…
Chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành thương mại điện tử là 60 sinh viên. Học phí rơi vào khoảng 30 triệu/năm và dự kiến điểm đầu vào 24 điểm.
4.4. Ngành Thương mại điện tử tại ĐH Công nghệ GTVT:
Vào năm 2018, ĐH Công nghệ GTVT bắt đầu đào tạo ngành Thương mại điện tử. Ở đây sinh viên sẽ được đào tạo thuần túy lý thuyết, vì đây không phải là ngành mũi nhọn của trường.
Chỉ tiêu cho hệ đại học chính quy ngành thương mại điện tử là 40 sinh viên. Học phí khoảng 8 triệu/năm.
4.5. Ngành Thương mại điện tử tại ĐH Kinh Tế Đà Nẵng:
Cùng lúc đó ngày 5/4/2018, Đại học KT Đà Nẵng cũng đã công bố mở ngành đào tạo Thương mại điện tử. Đại học Đà Nẵng hiện nay đang là đơn vị cung cấp nhân sự nhiều ngành nghề tại Việt Nam.
Chỉ tiêu vào năm 2019, cho hệ đại học chính quy của nhà trường là 140 sinh viên. Học phí của nhà trường tầm 8 triệu/học kỳ.
5. Học ngành Thương mại điện tử ra làm gì?
Tùy vào năng lực của mình, có nhiều vị trí phù hợp với bạn mà bạn có thể lựa chọn như:
Làm về Công Nghệ Thông Tin – IT
Bạn làm IT cho ngành Thương mại điện tử, được yêu cầu những việc như:
- Lập trình viên: Front-End Developer, Backend Developer, eCommerce Developer,….
- Xây dựng sàn thương mại điện tử trên ứng dụng, app, website.
- Kiểm tra và thử các phần mềm, ứng dụng của các sàn thương mại điện tử; sửa các lỗi phát sinh.
Làm Data Analytics kỹ sư phân tích dữ liệu
E-Commerce Executive, Sales Executive – Chuyên viên kinh doanh Online
Bất kỳ ngành hàng nào cũng cần Saler để chốt khách, kể cả Thương mại điện tử.
- Cũng giống như các sale khách bạn vẫn phải lên kế hoạch triển khai và giúp tăng doanh số bán hàng của công ty, chịu trách nhiệm cho KPI của mình.
- Bạn cần phải nắm rõ kiến thức nền tảng cơ bản của các sàn để làm việc với các sàn thương mại điện tử.
- Bạn sẽ phân tích, đánh giá chiến lược bán hàng dựa trên các số liệu thống kê có bước đi tốt và phát triển gian hàng tốt hơn nữa.
Làm Marketing
- Đã có Sale thì chắn hẳn không thể nào thiếu Maketer. Bạn có thể là Digital Marketing, Marketing, Facebook Ads,..
- Bạn phải là người lên kế hoạch và triển khai cho chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ của công ty lên mạng xã hội.
- Nhiều khi bạn cũng sẽ đảm nhận luôn phần content đó là nội dung viết quảng cáo và giới thiệu sản phẩm.
Giảng viên các môn học trong ngành Thương Mại Điện Tử ở trường Đại học
Nếu bạn có khả năng truyền đạt sư phạm tốt mà còn học chuyên môn về thương mại điện tử đã có nhiều thành công trong kinh doanh online thì bạn nên về lại trường để học lên Thạc sẽ làm giảng viên chuyên ngành Thương mại điện tử cho các trường đại học nhé!